Thi công chống thấm bằng màng khò nhiệt
Công tác chống thấm thường được xem nhẹ vì nó không phải là công tác chính để hoàn thiện một ngôi nhà. Tuy nhiên vai trò chống thấm là vô cùng cần thiết, nếu bỏ qua công tác này hoặc thi công đảm bảo thì sẽ dẫn tới việc ngôi nhà ở dễ bị thấm dột tạo nên các vết loang lỗ, làm ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như chất lượng vật liệu tạo nên ngôi nhà. Vì vậy để hoàn thành ngôi nhà thì không thể bỏ qua công tác chống thấm. Một trong những phương pháp chống thấm thường được sử dụng hiện nay đó là chống thấm màng khò nhiệt hay tên gọi khác là chống thấm màng khò bitum. Cùng AnHouse tìm hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm bằng màng khò nhiệt dưới đây.
-
Ưu điểm công tác thi công chống thấm bằng màng khò nhiệt:
+ Khả năng chống thấm tuyệt vời.
+ Khả năng chống cháy, chống bụi bẩn, ẩm mốc.
+ Độ bám dính cao, không bị bong tróc theo thời gian.
+ Độ đàn hồi tốt, có thể chịu được tác động của biến dạng của bề mặt.
+ Có tuổi thọ cao, chịu được tác động thời tiết như nắng mưa.
-
Các bước thi công chống thấm màng khò nhiệt:
-
+ Vệ sinh bề mặt bê tông khỏi bui bẩn.
+ Tiến hành trám vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ, đục, cắt bỏ bề mặt lồi. Sử dụng vữa rót tự chảy Sika grout 214-11 hay vữa sửa chữa Sika Monotop đối với các vết nứt lớn và đổ xung quanh cổ ống.
+ Trám vữa, xi măng mác M100 dày 30mm tại các vị trí góc.
+ Làm khô bề mặt trước khi thi công.
+ Quét lớp lót bitum tạo dính: Dùng lu sơn lăn lót bitum trên bề mặt rộng, lớp lót phải đều trải phủ khắp bề mặt bê tông cần chống thấm.Sau khi lớp lót khô khoảng 6h tiến hành phủ màng chống thấm.
+ Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị đèn khò thổi lên các tấm trải. Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas. Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được sơn lót.Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc)
+ Tại các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn. Cổ ống cần phải hàn gia cố thêm nhiều lớp màng. Thao tác tại các khu vực này cần đặc biệt cẩn thận. Vì nó có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng bám dính của màng và tuổi thọ của công trình chống thấm
-
Kiểm tra và nghiệm thu chống thấm:
+ Kiểm tra bằng cách quay phần chống thấm lại và bơm nước vào trong 24h để xác nhận không còn thấm. Sau khi kiểm tra công tác chống thấm đạt thì tiến hành tạo lớp phủ bảo vệ màng.