Kiến trúc xanh – xu hướng phát triển năm 2024
Ngày nay, việc đưa các yếu tố tự nhiên vào trong đời sống con người ngày càng phổ biến. Vì vậy. xu hướng “kiến trúc xanh” ra đời. Xu hướng này được áp dụng trong các thiết kế kiến trúc nhằm kết nối con người, hướng hoạt động sống và làm việc hàng ngày gần gũi hơn với thiên nhiên. Việt Nam đang có nhiều dự án kiến trúc xanh được triển khai và thúc đẩy tiến trình xây dựng. Vậy, khái niệm “kiến trúc xanh” là gì? Cùng AnHouse tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực này thông qua bài viết sau đây.
I. Kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh là một phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng. Mục đích tạo ra các công trình và hệ thống xây dựng bền vững, tối ưu hóa sự tương tác giữa con người và môi trường xanh.
Mục tiêu của kiến trúc xanh là tạo ra những công trình có tác động tích cực đến môi trường, sức khỏe và sự thoải mái của những người sử dụng. Kiến trúc xanh tập trung vào việc thiết kế và xây dựng các công trình như nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, và cả các quy hoạch đô thị.
Các yếu tố quan trọng trong kiến trúc xanh bao gồm:
- Sử dụng tài nguyên tái tạo
- Tối ưu hóa sử dụng năng lượng
- Quản lý nước thông minh
- Sử dụng vật liệu xanh và thân thiện với môi trường
- Tạo không gian xanh và hệ thống cây cối
- Cải thiện chất lượng không khí và ánh sáng tự nhiên
- Tạo ra môi trường sống lành mạnh và thoải mái cho cư dân.
Trong tiếng Anh, người ta dùng thuật ngữ Green Architecture để gọi tên các công trình kiến trúc xanh. Cụm từ này khi tra cứu tài liệu trên google sẽ có kết quả nổi bật được nhiều người đánh giá cao là:
Dịch ra tiếng Việt có nghĩa như sau: “Kiến trúc xanh hay thiết kế xanh là một cách xây dựng nhằm giảm thiểu tác hại của các dự án xây dựng đối với sức khỏe con người và môi trường. Kiến trúc sư hoặc nhà thiết kế “xanh” sẽ cố gắng bảo vệ không khí, nước và trái đất bằng cách lựa chọn vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và tiến hành xây dựng”.
II. Xu hướng phát triển kiến trúc xanh
Quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số và phát triển dẫn tới nhu cầu sử dụng năng lượng và xả thải ra môi trường ngày càng gia tăng. Trước tình hình biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp thì nhiều chiến lược được nghiên cứu và đưa ra nhằm hướng tới việc phát triển bền vững. Trong đó có các xu hướng kiến trúc xanh như:
- Kiến trúc sinh thái (Ecologic Architecture)
- Kiến trúc sinh – khí hậu (Bioclimatic Architecture)
- Kiến trúc hiệu quả năng lượng (Energy -Efficient Building)
- Kiến trúc môi trường (Environmental Architecture)
Mỗi một xu hướng có mục tiêu khác nhau nhưng cũng có những điểm tương đồng và liên kết chặt chẽ. Các xu hướng này ngày càng được áp dụng nhiều hơn và trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
III. Lợi ích của kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh mang lại nhiều lợi ích quan trọng từ các công trình xây dựng và quy hoạch đô thị bền vững. Một số lợi ích mà kiến trúc xanh có thể mang lại như:
1. Bảo vệ môi trường
Kiến trúc xanh giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tài nguyên tự nhiên.
- Tối ưu hóa sử dụng năng lượng
- Giảm lượng khí thải carbon
- Tiết kiệm nước
- Sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng
- Tạo ra hệ thống cây xanh và không gian xanh
- Giảm ô nhiễm và tạo ra không khí trong lành hơn.
2. Tiết kiệm năng lượng và chi phí
Kiến trúc xanh với hệ thống cách nhiệt, hệ thống ánh sáng tự nhiên, hệ thống điều hòa không khí hiệu quả và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Điều này giúp giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí vận hành. Đồng thời tạo ra môi trường sống và làm việc tiết kiệm, thoải mái và hiệu quả.
3. Cải thiện sức khỏe và sự thoải mái
Kiến trúc xanh tạo ra môi trường sống và làm việc tốt cho sức khỏe và sự thoải mái của cư dân. Nó tận dụng ánh sáng tự nhiên, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, lọc không khí, giảm tiếng ồn và tạo không gian xanh. Từ đó cung cấp một môi trường lành mạnh và tăng cường sự tập trung, sáng tạo và thư giãn cho người dùng.
4. Tạo ra không gian sống và làm việc tương tác
Thúc đẩy tạo ra không gian sống và làm việc tương tác, đồng thời khuyến khích sự kết nối giữa con người và thiên nhiên.
Tạo điều kiện cho hoạt động ngoài trời, thúc đẩy giao tiếp và tạo cộng đồng. Đồng thời cung cấp không gian xanh và tạo cảm giác thư giãn.
5. Thúc đẩy tư duy và ý thức bền vững
Kiến trúc xanh không chỉ tạo ra các công trình bền vững mà còn thúc đẩy tư duy và ý thức bền vững. Các công trình xanh truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường, khuyến khích việc sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm. Đồng thời góp phần vào việc xây dựng một tương lai bền vững và sống hòa hợp với thiên nhiên.
IV. Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá công trình kiến trúc xanh trên thế giới
Ở trên thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá công trình kiến trúc xanh. Sau đây sẽ là tiêu chuẩn được đưa ra và áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới.
LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) là bộ tiêu chuẩn được ban hành bởi USGBC (United States Green Building Council) – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế tiên phong và phổ biến nhất về vấn đề xây dựng các công trình tiết kiệm năng lượng.
BREEAM (Building Research Establishment Environmental Assessment Method) do tổ chức nghiên cứu xây dựng của Anh đưa ra và chỉ áp dụng tại Anh. Mục đích của tiêu chuẩn là để chỉ đạo xây dựng xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường.
GBC (Green Building Challenge) là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (NRC) soạn thảo với mục đích nhằm đánh giá, bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công xây dựng.
EDGE (Exellence in Design for Greater Efficiencies) với các tiêu chuẩn tập trung đánh giá tính hiệu quả vận hành của công trình. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong kiến trúc công trình xanh.
Green Mark BCA của Singapore với các tiêu chí đánh giá dành riêng cho các khu vực khí hậu nhiệt đới.
Ngoài ra còn có các phiên bản tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh khác của Nhật Bản, Malaysia, Úc, Ấn Độ…
V. Các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam
Số lượng công trình kiến trúc xanh đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng gia tăng không chỉ ở quốc tế mà còn tại Việt Nam. Đặc điểm của các công trình kiến trúc xanh ở Việt nam là sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời vẫn đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng và tạo điều kiện sống tốt nhất cho con người.
Dự án Genesis School. Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Capital House
- Vị trí dự án: Đường Nguyễn Văn Huyên mới, khu đô thị tây Hồ Tây, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
- Quy mô dự án: Tổng diện tích: 6160,5m2
- Đạt chứng chỉ xanh LOTUS hạng vàng
Dự án ECOHOME 3. Chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Capital House
- Vị trí dự án: Đường Tân Xuân, Phường Đông Ngạc, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Quy mô dự án: Hai tòa NO2 và NO3, mỗi tòa cao 31 tầng. Tổng sô căn hộ 1456 căn với diện tích linh hoạt từ 39,9 – 76,7m2
- Đạt chứng chỉ xanh EDGE (Tổ chức tài chính Quốc tế IFC)
Dự án Diamond Lotus riverside
- Chủ đầu tư: Phúc Khang Corporation
- Vị trí: 49C Lê Quang Kim, phường 8, quận 8, TPHCM
- Quy mô dự án: Tổng diện tích dự án: 16.800m2
- Đạt chứng nhận LEED
Dự án The Coastal Hill. Chủ đầu tư: FLC
- Chủ đầu tư: FLC
- Vị trí: Quần thể FLC, TP. Quy Nhơn, Bình Định
- Quy mô: 1500 phòng và sức chứa 3500 người
- Đạt mức bạch kim, đáp ứng 7 tiêu chí cao nhất của LEED
Dự án Forest in the sky
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải
- Vị trí: Nằm trong quần thể Flamingo Đại lải Resort, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Đạt chứng chỉ EDGE
Qúy khách có thể xem nhiều hơn tại