Mang thiên nhiên vào ngôi nhà với 9 loại cây trồng ở ô thông tầng
Hiện nay, các yếu tố tự nhiên trong ngôi nhà không còn xa lạ, đặc biệt với những căn nhà phố, nhà ống, nơi có diện tích hạn chế cho một sân vườn xanh mát. Do đó việc trồng cây ở ô thông tầng trở thành lựa chọn hàng đầu cho những gia chủ yêu thiên nhiên. Không chỉ giúp lấy ánh sáng và thông gió, ô thông tầng trở thành khu vực lý tưởng để trang trí tiểu cảnh và trồng cây thân gỗ trong nhà. Điều này giúp điều hòa không khí, tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất ngôi nhà. Dưới đây là 9 loại cây trồng đẹp mà lại dễ chăm sóc ở ô thông tầng phổ biến AnHouse xin chia sẻ đến bạn.
1. Cây trồng ô thông tầng có lợi ích gì?
Với thiết kế và kiểu dáng vốn có, ô thông tầng là một ví trí rất thích hợp để trồng thêm cây xanh, hoa cỏ, là nơi phù hợp để mang màu xanh thiên nhiên vào trong ngôi nhà.
Ô thông tầng giúp cung cấp gió và sáng cho gia đình, cũng nhờ thế mà chúng có thể cung cấp ánh sáng và không khí cho cây xanh. Cây trồng ở ô thông tầng không chỉ mang đến vẻ đẹp xanh mát, tự nhiên mà còn giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm, bụi bẩn cho gia đình. Màu xanh của chúng cũng giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập. Hơn nữa, một số loại cây cho hoa giúp mang đến hương thơm thoảng thoảng cho không gian; một số loại cây cho trái lại cung cấp thực phẩm sạch cho cả gia đình.
2. Các loại cây thân gỗ trồng ở ô thông tầng trong nhà dễ chăm sóc và không bị héo
2.1. Cây đào tiên cảnh
Cây đào tiên cảnh còn gọi là cây trường thọ được nhiều gia chủ lựa chọn để trồng trong nhà hiện nay. Loại cây này có nhiều cành tỉa ra, thân màu nâu, vỏ cây không nhẵn bóng, tán lá rộng và to với thân cây có chiều cao trung bình từ 3m – 8m.
Với đặc tính ưa sáng, không có nhu cầu cấp nước lớn nên đào tiên cảnh rất dễ trồng và không cần chăm sóc cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh trưởng tốt. Ngoài ra, lớp màu lá xanh đậm giúp cây quang hợp tốt nên loại cây này trở thành sự lựa chọn hàng đầu khi trồng cây dưới ô thông tầng. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần dành 1 khoảng đất nhỏ và có độ tơi xốp tốt hoặc bồn cây cũng giúp cây phát triển tốt. Đúng với tên gọi của nó, trong phong thủy cây đào tiên cảnh tượng trưng cho sự may mắn, sung túc.
2.2. Cây phát tài núi
Cây phát tài núi còn gọi là cây đại lộc, cây huyết rồng. Loại cây này có chiều cao tầm 1 – 1,7m, thường được trồng trong chậu. Do có kích thước nhỏ nên cây phát tài núi thích hợp với những giếng trời có diện tích hẹp. Có thể dùng làm điểm nhấm xanh mát cho không gian sống. Loại cây này khá ưa sáng. Chịu được khô hạn và có tốc độ sinh trưởng nhanh, có sức sống mãnh liệt, dẻo dai, có thể thích nghi với nhiều kiểu thời tiết. Về phong thuỷ, cây phát tài núi có ý nghĩa mang đến tài lộc và sức khoẻ dồi dào, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
2.3. Cây bàng đài loan
Đây là loại cây thân gỗ nhỏ thẳng với nhiều cành thẳng mọc nhếch lá đơn nhỏ mọc tập trung ở đầu cành tạo nhiều tầng tán đẹp mắt. Loại cây này có đặc tính ưa sáng, đất giàu dinh dưỡng và không cần phải cắt tỉa cành thường xuyên. Do đó, cây bàng đài loan trồng trong nhà mang đến không gian nội thất đẹp mắt và trong lành hơn.
2.4. Cây hoa ban
Hoa ban có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng, lãng mạn và hương thơm ngây ngất. Cây hoa ban thuộc loại cây thân gỗ, cao khoảng 5 – 12m. Thân cành có vỏ màu nâu, khi còn non có lông mịn sau nhẵn. Lá ban hình mọc so le, gốc hình tim, rìa gần tròn, đầu khuyết sâu thành hai thùy nông. Kích thước phiến lá của nó dài khoảng 10-20 cm và rộng bản. Tương tự như các loại cây trên, cây hoa ban có đặc điểm sinh thái ưa sáng và chống chịu với thời tiết tốt nên rất phù hợp để trồng trong nhà.
2.5. Cây ngọc lan
Cây ngọc lan có độ cao từ 10 – 15m. Đây cũng là loại cây ưa sáng, chịu được thời tiết khắc nghiệt nên trở thành sự lựa chọn để trồng ở khu vực ô thông tầng. Ngoài ra, hoa của cây ngọc lan rất thơm giúp tỏa ngát hương khắp ngôi nhà đồng thời tạo nên không gian sống tươi mát và tràn đầy sức sống.
2.6 Cây đại lộc
Cây đại lộc là cây thân gỗ, phát triển chậm, có chiều cao trung bình từ 1,5 – 4m. Một gốc có thể có nhiều thân, một thân có thể chia thành nhiều nhánh. Loại cây này có thể thích nghi với nhiều kiểu thời tiết, sinh trưởng được trong bóng râm. Bên cạnh đó đại lộc cũng có khả năng làm sạch môi trường sống, thanh lọc không khí, giảm bớt ô nhiễm, rất thích hợp để trong trong nhà và khu vực giếng trời. Trong phong thuỷ, cây đại lộc có ý nghĩa mang đến sự may mắn, kinh doanh, buôn bán thuận lợi, phát đạt.
2.7 Cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc cũng là một loại cây thân gỗ, thường có chiều cao từ 1 – 3m. Thân đen và sần, lá xanh mọc um tùm, có hoa màu trắng ngà. Loại cây này không chịu được nắng gắt, có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu sáng. Do đó trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho cây trồng giếng trời. Có rất nhiều gia chủ yêu thích loại cây này ko chỉ nhờ vẻ đẹp và công dụng lọc không khí. Mà còn nhờ ý nghĩa phong thuỷ của nó. Cây hạnh phúc ngay từ cái tên đã thể hiện cho sự may mắn, niềm vui, sự đủ đầy, đầm ấm và sức khoẻ cho gia chủ.
2.8 Cây lộc vừng
Cây lộc vừng là loại cây rất được ưa chuộng ở nước ta. Chúng không chỉ xanh mát mà còn có ý nghĩ mang đến may mắn, tài lộc cho chủ nhà. Cây lộc vừng là loại cây thân gỗ, có thể sống được rất lâu. Chiều cao trung bình từ 2 – 5m, lá dày, hoa mọc thành chùm dài, có mùi thơm nhẹ. Do đó mà chúng rất thích hợp để trồng trong giếng trời. Vừa giúp làm đẹp không gian, có hương thơm mát lại mang đến ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp.
2.9 Cây thiết mộc lan
Cây Thiết Mộc Lan còn được gọi với cái tên là cây phát tài, cây phát lộc. Thiết mộc lan là loài cây thân gỗ mọc thẳng, có lá dài, bóng và sẫm màu. Hoa thường mọc thành chùm, màu trắng và có mùi thơm. Loại cây này có sức sống vô cùng bền bỉ, với điều kiện ánh sáng yếu chúng vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này làm cho thiết mộc lan trở thành loại cây trồng giếng trời phổ biến. Phong thuỷ coi Thiết Mộc Lan là loại cây mang lại nhiều sinh khí, may mắn và thịnh vượng cho chủ nhà. Đặc biệt khi chúng nở hoa lại càng là dấu hiệu của tài lộc đến.
3. Cách bố trí cây trồng giếng trời hợp lý
Thông thường cây trồng dưới giếng trời sẽ được bố trí theo 3 tầng là tầng cao, tầng trung và thấp. Bố trí như vậy sẽ mang đến hiệu quả thị giác cũng như giúp các loại cây có thể sinh trường, phát triển tốt nhất.
Cây tầng cao
Cây tầng cao hay còn được gọi là cây chủ đạo. Những cây này thường có kích thước lớn, thân cao và thẳng, tán lá rộng và sum suê, phát triển được trong môi trường thiếu sáng. Một số loại cây tầng cao có thể trồng ở giếng trời là cây lộc vừng, cây đại lộc…
Cây tầng trung
Cây tầng trung sẽ tạo liên kết giữa cây tầng cao và cây tầng thấp nên chúng không được quá cao cũng như quá thấp. Loại cây ở vị trí này nên có kích thước trung bình, chịu được bóng râm là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể trồng cây thiết mộc lan, cây hạnh phúc…
Cây tầng thấp
Những loại cây ở tầng này nên chọn loại nhỏ, thấp. Để tạo sự hài hoà và thế cân bằng cho khu vườn dưới giếng trời. Những loại cây này cũng cần chịu được môi trường thiếu sáng. Bạn có thể trồng cây phát tài núi,…
4. Cách chăm sóc cây trồng
Ánh sáng khu vực giếng trời
Bạn cần kiểm tra độ sáng ở khu vực giếng trời để lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Độ sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Bạn không thể chọn một loại cây ưa bóng trồng ở khu vực có ánh sáng mạnh. Ngược lại không thể trồng loại cây yêu cầu nhiều sáng ở khi vực bóng râm.
Lựa chọn loại cây trồng thích hợp
Trước khi trồng bạn nên tìm hiểu đặc điểm, đặc tính của từng loại cây. Để đưa ra lựa chọn chính xác nhất. Bên cạnh đó hình thức và màu sắc hài hoà cũng rất quan trọng.
Đảm bảo đủ nước cho cây
Cây trồng giếng trời cần được cung cấp nước theo nhu cầu. Nên tưới nước đủ, tránh tưới quá nhiều gây úng, ngập.
Sử dụng phân bón
Để cây phát triển tốt, bạn cũng cần cung cấp dưỡng chất để cây luôn khoẻ mạnh, chống chịu được các bệnh tật.
Lựa chọn vị trí trồng phù hợp
Mỗi loại cây sẽ có những môi trường sinh trưởng khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng như thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… ở mỗi vị trí khác nhau cũng sẽ khác nhau. Do đó bạn cũng cần xem xét vị trí thích hợp để cây trồng có thể phát triển tốt nhất.
Thường xuyên cắt tỉa
Bạn cũng cần thường xuyên cắt tỉa để cây duy trì được vẻ ngoài và kích thước phù hợp. Bên cạnh đó thường xuyên cắt tỉa sẽ giúp ngăn ngừa được các bệnh tật và loại bỏ côn trùng để cây phát triển tốt hơn.
Điều kiện ánh sáng dưới giếng trời không hẳn là nguyên nhân khiến cây bị chết. Có thể là do đất trồng không đủ dinh dưỡng, rễ cây bị thối hoặc rễ không bám sâu dưới đất. Do đó, ngoài việc chọn cây thân gỗ phù hợp bạn cần chăm sóc cho nó. Hy vọng, qua bài viết chia sẻ này của AnHouse bạn có thể lựa chọn loại cây thân gỗ cho khu vực ô thông tầng giúp tô điểm cho không gian ngôi nhà.!