Công tác thi công ép tải BTCT như thế nào?
Ép tải cọc BTCT là một trong ba phương pháp pháp thi công ép cọc BTCT hiện nay bên cạnh phương pháp thi công ép cọc neo và thi công ép bằng robot. Tuỳ từng điều kiện địa hình, địa chất cụ thể mà đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án ép cọc hợp lý. Đối với địa hình tương đối rộng, khoảng rộng khoảng 4m trở lên và tải trọng đầu cọc yêu cầu khá lớn thì phương pháp ép tải là phù hợp để chọn lựa.
Phương pháp thi công ép cọc này sử dụng các ụ bê tông hoặc ụ sắt để làm đối trọng, gia tải cho giàn máy. Tổng tải trọng lớn nhất của các ụ gia tải khoảng 90 tấn
Ưu nhược điểm của phương pháp ép tải cọc BTCT?
+ Ưu điểm:
- Ép được các cọc có tải trọng tương đối lớn khoảng 60-90 tấn, chiều sâu ép tương đối dài.
- Không gây tiếng ồn và ít ảnh hưởng công trình xung quanh hơn các biện pháp như cọc đóng.
- Giàn tải hoạt động khá vững vàng, điều chỉnh chất tải dễ dàng và an toàn cho người sử dụng.
+ Nhược điểm:
- Thi công ép tải khá phức tạp, cần người vận hành có kinh nghiệm.
- Yêu cầu mặt bằng thi công tương đối rộng
Quy trình thi công ép tải cọc BTCT
- Định vị vị trí cọc cần ép, di chuyển máy ép cọc đến vị trí cần ép. Đảm bảo độ chắc chắn, độ thẳng đứng thiết bị.
- Sau khi dựng cọc vào giá, tiến hành chỉnh cọc vào đúng vị trí thiết kế . Kiểm tra phương hướng của thiết bị giữ cọc, cố định vị trí của thiết bị đó để tránh di động trong quá trình ép cọc.
- Thường xuyên theo dõi quá trình ép cọc nhằm đảm tốc độ xuyên của cọc không vượt quá 1cm/s, khi phát hiện cọc lệch tim cần căn chỉnh ngay.
- Cọc được công nhận là ép xong thì phải thoã mãn điều kiện chiều dài ép cọc Lmin≤Lc ≤ Lmax và lực ép cọc (Pep) min ≤ (Pep) KT ≤ (Pep) max. Trong trường hợp cọc ép không đạt điều kiện trên thì cần báo ngay đơn vị tư vấn TK để có biện pháp xử lý
Lmin, Lmax: Chiều dài cọc ép ngắn nhất, dài nhất được thiết kế theo biến động đất nền
Lc: Chiều dài cọc thực tế đã hạ vào trong đất so với cos thiết kế
(Pep) min, (Pep) max Lực ép nhỏ nhất, lớn nhất do thiết kế quy định
(Pep) KT là lực tại thời điểm kết thúc cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn 3 lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Nghiêm thu ép tải cọc BTCT
- Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc (PIT) và thí nghiệm động biến dạng lớn (PDA) để xác định nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.
- Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi…, Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
- Nghiệm thu công tác đóng và ép cọc tiến hành theo các quy định hiện hành. Hồ sơ nghiệm thu được lưu giữ trong suốt tuổi thọ thiết kế của công trình.
Mọi thắc mắc về thiết kế, thi công công trình các bạn có thể liên hệ trực tiếp với AnHouse. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.